05 Lưu ý khi lắp pin năng lượng mặt trời tại gia đình

Posted on Tin tức 314 lượt xem

Lắp pin năng lượng mặt trời đạt chuẩn không chỉ giúp hệ thống vận hành an toàn mà còn đảm bảo về công suất, sản lượng điện tạo ra cũng như tuổi thọ công trình. Dưới đây là 05 lưu ý khi lắp pin năng lượng mặt trời để hệ thống mang lại hiệu quả cao nhất:

Lưu ý 1: Hướng lắp pin năng lượng mặt trời

Hướng Nam: Ở các vùng cận xích đạo, hướng Nam thường được ưu tiên để lắp đặt hệ thống điện mặt trời. Bởi vì hướng này thường nhận được nhiều ánh sáng mặt trời nhất trong ngày và các mùa trong năm. Việc này sẽ giúp tăng sản lượng điện và tối ưu hóa công suất của hệ thống. Đặc biệt, Việt Nam có đường xích đạo nằm về phía Nam, nên hướng Nam cũng thường được lựa chọn để lắp pin năng lượng mặt trời.

Hướng Đông hoặc Tây: Trong trường hợp mái nhà không đủ diện tích để lắp đặt tất cả pin năng lượng mặt trời theo hướng Nam, bạn có thể cân nhắc lắp đặt pin mặt trời ở hướng Đông hoặc Tây. Mặc dù tấm pin không đón được ánh nắng mặt trời suốt cả ngày. Nhưng, vẫn có thể thu được lượng quang năng đáng kể vào buổi sáng hoặc chiều.

Hướng Bắc: Nếu không thể lắp đặt theo hướng Nam, Đông hoặc Tây, bạn cần tham khảo các yếu tố khác như hướng Bắc. Nhưng, cần phải lưu ý rằng hiệu suất sẽ giảm đi đáng kể.

05 luu y khi lap pin nang luong mat troi
Hướng lắp đặt pin năng lượng mặt trời

Lưu ý 2: Lắp pin năng lượng mặt trời với độ nghiêng hợp lý

Để hệ thống pin năng lượng mặt trời nhận được nhiều ánh sáng mặt trời nhất. Việc lắp đặt pin năng lượng mặt trời với góc nghiêng phù hợp là vô cùng quan trọng.

Với vị trí địa lý nằm gần xích đạo, ở Việt Nam mọi người thường lắp pin năng lượng mặt trời với góc nghiêng thấp để tối ưu việc đón nắng mặt trời. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, lắp đặt tấm pin mặt trời với góc nghiêng khoảng 10-15 độ được xem là tối ưu, với độ dốc hướng về phía nam. Theo đó, ở một số khu vực miền Bắc như Hà Nội, lắp đặt pin mặt trời với độ nghiêng khoảng 20-22 độ được xem là phù hợp. Còn ở TP. Hồ Chí Minh, lắp pin mặt trời với độ nghiêng khoảng 16-18 độ sẽ thích hợp.

Hiện nay, có nhiều ứng dụng phần mềm chuyên dụng giúp tính toán góc nghiêng tối ưu cho từng khu vực cụ thể. Bạn có thể sử dụng các phần mềm này để biết độ nghiêng phù hợp nhất để lắp đặt pin mặt trời ở khu vực của mình. Hoặc, bạn cũng có thể tìm kiếm sự tư vấn từ các đơn vị, chuyên gia. Với trang thiết bị và kinh nghiệm cần thiết, họ sẽ đảm bảo góc nghiêng phù hợp nhất cho hệ thống của bạn.

05 luu y khi lap pin nang luong mat troi-2
Góc nghiêng khi lắp pin năng lượng mặt trời

Lưu ý 3: Khoảng cách lắp đặt giữa các tấm pin năng lượng mặt trời

Theo Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA), khoảng cách giữa các tấm pin mặt trời cần được duy trì khoảng 10mm (1cm). Để tránh hiện tượng che mất ánh nắng giữa các tấm pin. Và đảm bảo sự đồng đều trong việc thu thập năng lượng mặt trời. Nghiên cứu của IEA cũng chỉ ra rằng việc giảm khoảng cách này dưới mức quy định có thể dẫn đến giảm hiệu suất hoạt động của hệ thống lên đến 15%.

Một số quy định cụ thể về khoảng cách giữa các tấm pin được đề xuất bởi các tổ chức và hướng dẫn trong ngành. Ví dụ, theo Hướng dẫn về lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời của Hiệp hội Năng lượng Mặt trời Quốc gia (SEIA), khoảng cách tối thiểu giữa các tấm pin nên là 1.5 lần kích thước của tấm pin. Điều này giúp đảm bảo không gian đủ cho thông gió và làm mát. Từ đó tăng hiệu suất và tuổi thọ của hệ thống.

Để tính toán và thiết lập khoảng cách giữa các tấm pin mặt trời một cách chính xác và hiệu quả, nhiều đơn vị lắp đặt sử dụng các phần mềm chuyên dụng. Ví dụ, phần mềm Solar Design Tool cung cấp tính năng tính toán tự động khoảng cách giữa các tấm pin dựa trên các thông số kỹ thuật và điều kiện môi trường cụ thể của từng dự án.

Tóm lại, khoảng cách lắp đặt giữa các tấm pin mặt trời là một yếu tố quan trọng. Để đảm bảo hiệu suất hoạt động và tuổi thọ của hệ thống.

05 luu y khi lap pin nang luong mat troi 3
Khoảng cách giữa các tấm pin năng lượng mặt trời

Lưu ý 4: Kiểm tra tình trạng mái nhà trước khi lắp đặt pin năng lượng mặt trời

1. Kiểm tra khả năng chịu tải của mái nhà khi lắp pin năng lượng mặt trời

Trước khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời, việc kiểm tra khả năng chịu tải của mái là bước quan trọng nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả cho toàn bộ dự án. Tải trọng của hệ thống điện mặt trời phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bao gồm số lượng, kích thước tấm pin, hệ thống khung treo và các thiết bị phụ trợ khác.

Dữ liệu thống kê cho thấy, tải trọng của hệ thống điện mặt trời dao động từ khoảng 14kg/m2 đến 20kg/m2, tùy thuộc vào loại hệ thống và vị trí lắp đặt cụ thể. Ví dụ, hệ thống điện mặt trời trên mái nhà thường có tải trọng trung bình từ 18kg/m2 đến 20kg/m2. Trong khi hệ thống điện mặt trời trên mặt đất có thể có tải trọng từ 14kg/m2 đến 16kg/m2.

Để kiểm tra khả năng chịu tải của mái nhà, sử dụng các công cụ đo lường như cân, cặp đo… là cách phổ biến để xác định tải trọng hiện tại của mái. Đồng thời, việc sử dụng các phần mềm mô phỏng tải trọng cũng hỗ trợ rất nhiều trong việc đưa ra dự báo và tính toán.

2. Đánh giá chất lượng của mái nhà để lắp pin năng lượng mặt trời

Mái nhà phải được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo nó không bị hư hỏng hoặc có lỗ thủng. Các yếu tố cần xem xét bao gồm cấu tạo tôn (tôn kẽm, tôn lạnh, tôn màu, độ mạ). Cách thức lắp đặt (tôn vít, tôn Kliplock, tôn seamlock), độ dày tôn. Thời gian đã sử dụng và môi trường làm việc (có ảnh hưởng đến việc ăn mòn hay không).

Một số giải pháp tham khảo để tăng tuổi thọ cho mái tôn:

  • Thay tôn mái: Khi tôn mái đã sử dụng quá lâu, hoặc tôn phải làm việc trong môi trường ăn mòn cao, việc thay tôn mái là cần thiết. Tuy nhiên thay tôn mái rất tốn kém. Và ảnh hưởng hoạt động sản xuất của nhà xưởng nên giải pháp này ít được lựa chọn.
  • Chồng thêm lớp tôn: Khi tôn mái mỏng hoặc tình trạng rỉ sét chưa quá nghiêm trọng, việc chồng thêm lớp tôn là giải pháp rất hiệu quả. Giải pháp này còn mang đến những lợi ích khác là chóng nóng, chống dột cho nhà xưởng. Nhưng cũng có khuyết điểm là tăng tải cho xà gồ mái, khung vì kèo mái
  • Sơn chóng nóng cho mái tôn: Khi tôn mái đủ dày, tình trạng rỉ sét ít thì sơn chống nóng cho mái tôn vừa bảo vệ được tôn, vừa chống nóng cho nhà xưởng.

Sau khi thực hiện 04 lưu ý khi lắp pin năng lượng mặt trời trên. Việc còn lại, bạn chỉ cần lưu ý bảo trì định kỳ và kiểm tra hiệu suất pin mặt trời.

Kiểm tra tình trạng mái nhà
Kiểm tra tình trạng mái nhà

Lưu ý 5: Bảo trì định kỳ và kiểm tra hiệu suất hệ thống pin năng lượng mặt trời

Nên thực hiện theo dõi và kiểm tra định kỳ hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng quý. Để đảm bảo hệ thống điện mặt trời hoạt động ổn định và hiệu quả. Dưới đây là một số công việc cần thực hiện:

  • Theo dõi hóa đơn tiền điện. Hoặc sử dụng ứng dụng theo dõi của hệ thống để xác định sản lượng điện sản xuất hàng tháng. Nếu có sự giảm đột ngột, hãy kiểm tra hệ thống để xác định nguyên nhân.
  • Thường xuyên kiểm tra và phát hiện sự cố tại các bộ phận như: tấm pin, dây nối, đầu nối, biến tần inverter và hệ thống tiếp đất. Đảm bảo rằng các bộ phận này hoạt động bình thường và không bị hỏng hóc.
  • Thường xuyên kiểm tra và siết chặt các ốc vít, thay kẹp đỡ, dây và đầu nối nếu cần. Nếu phát hiện các phụ kiện bị hỏng hoặc bị bạc màu, nứt, đứt, thì cần thay thế kịp thời.
  • Định kỳ vệ sinh tấm pin mặt trời, biến tần để loại bỏ bụi bẩn và các tạp chất. Giúp tăng hiệu suất hoạt động của hệ thống.
  • Thường xuyên kiểm tra điện trở của hệ thống tiếp đất. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc xử lý sét đánh.
  • Theo dõi và kiểm soát hệ thống chống sét. Để bảo vệ hệ thống điện mặt trời khỏi các rủi ro từ sét đánh.
  • Tránh để các tấm pin và biến tần inverter bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao. Độ ẩm, động vật và che bóng từ cây cối hoặc cấu trúc khác. Điều này giúp duy trì hiệu suất và tuổi thọ của hệ thống.
Bảo dưỡng hệ thống điện mặt trời định kì
Bảo dưỡng hệ thống điện mặt trời định kì

Lời kết

Lắp pin năng lượng mặt trời là một quy trình phức tạp, cần chú ý đến nhiều yếu tố. Điều quan trọng là đảm bảo rằng quá trình này được thực hiện đúng cách từ đầu đến cuối để đảm bảo hiệu suất và an toàn cho hệ thống. Do đó, việc nắm rõ 05 lưu ý khi lắp pin năng lượng mặt trời là vô cùng quan trọng. 05 lưu ý này bao gồm: Hướng lắp đặt pin mặt trời; Độ nghiêng của các tấm pin mặt trời; Khoảng cách lắp đặt giữa các tấm pin; Kiểm tra tình trạng mái nhà; Bảo trì định kỳ và kiểm tra hiệu suất. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác, đừng ngần ngại liên hệ với Solar SGX qua:

Điện năng lượng mặt trời Sài Gòn Xanh – Nâng tầm cuộc sống!

5/5 - (125 bình chọn)
Nguyễn Ngọc Tâm - Giám đốc điều hành (CEO & Founder) Solar SGX

Nguyễn Ngọc Tâm

Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành (CEO & Founder) của Công ty TNHH Kỹ thuật Môi Trường Sài Gòn Xanh (Solar SGX Environmental Engineering Co., Ltd), là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực điện năng lượng mặt trời với hơn 10 năm kinh nghiệm.

Dưới sự dẫn dắt của anh Tâm, Solar SGX đã vươn lên trở thành một trong những đơn vị tiên phong trong việc nhập khẩu và phân phối thiết bị năng lượng mặt trời chất lượng cao. Solar SGX tự hào mang đến cho khách hàng dịch vụ trọn gói từ khảo sát, thiết kế, tư vấn giải pháp, cung ứng vật tư thiết bị, đến triển khai thi công và đưa vào vận hành các công trình điện mặt trời từ quy mô hộ gia đình cho đến các doanh nghiệp lớn.
xem chi tiết...

tam@sgx.com.vn 0976123450 0965594559

7 thoughts on “05 Lưu ý khi lắp pin năng lượng mặt trời tại gia đình

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
0976123450
Zalo
0965594559
Facebook
solarsgx.vn
Youtube
solarsgx.vn